Người nổi tiếng
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Người nổi tiếng

You are not connected. Please login or register

Thành Long

Go down  Message [Page 1 of 1]

1Thành Long Empty Thành Long Fri Feb 17, 2012 8:01 pm

ngoisao


Admin

Ngày sinh: 07/04/1954
Nơi sinh: Hong Kong
Tiểu sử:
Nghệ danh:Thành Long
Tên tiếng Anh: Jackie Chan
Tên thật: Trần Cảng Sinh
Ngày sinh: 07/04/1954
Nơi sinh: Hong Kong
Gia đình: Vợ và con trai

Jackie Chan (Thành Long) được khán giả cả thế giới biết đến với hàng trăm bộ phim hành động tầm cỡ thế giới cùng những màn kung-fu tuyệt đẹp xen lẫn chút hài hước đáng yêu.

Sinh ngày 7/4/1954 tại Hong Kong với cái tên Chan Kwong-Sang, cậu bé sau này trở thành diễn viên hành động nổi tiếng nhất nhì thế giới không thể ngờ được là cha mẹ mình đã tìm cách bán cậu cho một người Anh để lấy khoản tiền 1500 đô la Hồng Kông và 20 đô la Canada. Nhưng may mắn thay, người này đã từ chối. Cũng cần nhắc lại rằng, khi mới sinh ra, Jackie đã nặng tới 5,4 kg.

Sau đó, cha mẹ của Jackie đã tìm được việc làm ở Australia: người cha làm đầu bếp trưởng còn người mẹ làm giúp việc. Gia đình Chan phải chuyển đến Australia. Năm 1961, Jackie mới chỉ 7 tuổi, đã trở về Hồng Kông để đăng ký vào học tại Học viện Opéra Trung Quốc. Mặc dù gọi là học viện nhưng thực chất đây là một trường mà ở đó phương pháp giảng dạy rất vô nhân đạo, thậm chí rất dã man.

Hàng ngày, Jackie phải làm việc từ 6 giờ sáng đến nửa đêm dù cậu mới lên 7. Các giáo viên đánh đập học sinh một cách dã man, các học trò thì bữa no bữa đói… Sau này, khán giả được xem một bộ phim có thể coi là sự tái hiện những tháng ngày khổ cực của Jackie tại đây, bộ phim “Farewell my Concubine”. Trong bộ phim, người ta thấy các học sinh bị đánh đập, tra tấn bởi các giáo viên.

Nhưng bên cạnh những đòn tra tấn của các giáo viên, tại đây, Jackie có cơ hội được học nhảy, học hát, được đóng kịch và luyện kung-fu. Và Jackie đã gắn bó được với viện này được 10 năm

Ở đây, Jackie đã làm quen được với Samo Hung và Yuen Biao, sau này trở thành những người bạn tốt nhất của anh và cũng là những diễn viên có tên tuổi trong các phim hành động.

Năm 1971, Jackie lấy bằng diplôme của Viện. Nhưng không may cho anh, khi đó, opéra không phát triển lắm tại Trung Quốc nên Jakie phải trở về Australia để sống cùng cha mẹ và làm công việc rửa chén bát. Sau đó, anh quyết định chuyển nghề. Anh trở lại Hồng Kông và đổi tên thành Chen Yuan Long. Studio Shaw Brothers nhận anh vào làm cascadeur (diễn viên đóng thế) và vài việc lặt vặt khác.

Vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp điện ảnh của Jackie là trong phim “Little Tiger from Canton” (1971).

Năm 1972, ngành công nghiệp phim của Hồng Kông đã chú ý đặc biệt tới Jackie khi anh thực hiện một trong những cảnh đóng thế ghê rợn nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc những năm 70. Trong bộ phim “Fist of Fury” của đạo diễn Bruce Lee, Jackie chịu trách nhiệm đóng thế Mr.Suzuki, một kẻ độc ác. Việc của Jackie là chạy nhanh nhất có thể rồi, làm vỡ một cửa kính, nhảy thật xa và rơi xuống đất mà không dùng biện pháp an toàn nào. Và Jackie đã bất chấp nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong thời gian đó, giấc mơ của Jackie không phải là trở thành một diễn viên mà là một người điều phối cách cảnh quay nguy hiểm hay một “martial arts director”.

Có thể nói, những năm 70 không thực sự nổi tiếng với Jackie. Năm 1975, anh tham gia bộ phim "Hand of Death" cùng với nhà dựng phim nổi tiếng John Woo. Nhưng tiếc rằng bộ phim này không mấy thành công. Năm 1976, Jackie cũng góp mặt trong 6 bộ phim kung-fu với Lo Wei.

Năm 1978, Jackie tham gia vào hai bộ phim hài hành động: "Snake In The Eagle’s Shadow" và "Drunken Master" và gặt hái được nhiều thành công với các bộ phim: Crime Story, Police Story, Opération Condor…

Hai năm sau, anh dựng bộ phim đầu tay của mình: The Young Master cùng với nhà làm phim Raymond Chow, ông chủ của Golden Harvest Company.

Jackie Chan, ngôi sao nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh châu Á, đã chinh phục được công chúng trên khắp thế giới bởi một phong cách diễn xuất đầy cá tính cùng với những pha mạo hiểm “dựng tóc gáy” xen với những trò hài hước kỳ cục. Trước khi đến Mỹ, Jackie Chan đã trở thành người hùng kung-fu trong làng điện ảnh Hồng Kông.

Sau 10 năm gắn bó với điện ảnh Hồng Kông, Chan đã xâm nhập thị trường Mỹ, ra mắt Hollywood với bộ phim hành động “Rumble in the Bronx” (1998) và “Rush Hour”.

Sau đó, anh tham gia một loạt phim nổi tiếng như "Giờ cao điểm" (1998 và 2001), "Trưa Thượng Hải" (2000), "Hiệp sĩ Thượng Hải" (2003) "80 ngày vòng quanh thế giới" (2004)....

Năm 2002, Jackie Chan góp mặt trong phim "Bộ vest Tuxedo", một bộ phim rất thành công ở Mỹ.

Jackie Chan đã nhận được vô số giải thưởng điện ảnh trong đó có giải Lifetime Achievement Award (giải thưởng thành tựu trọn đời) của MTV Movie Awards, giải diễn viên của năm tại Festival Hollywood Film 1999, hai giải diễn viên nam xuất sắc nhất tại Festival Golden Horse Film, 3 giải thưởng tại Hong Kong Film Awards, hai giải MTV Movie Awards…

Năm 2005, Jackie lại xuất hiện trên áp phích quảng cáo cho bộ phim New Police Story, một bộ phim mà anh luôn là người thể hiện các cảnh quay nguy hiểm mà không cần đến người đóng thế.

Mặc dù rất bận rộn với những vai diễn và nhiều chấn thương sau những cảnh quay mạo hiểm nhưng Jackie Chan vẫn dành thời gian để tham gia các hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo và các nạn nhân ở các vùng bị thiên tai, các nạn nhân của đại dịch HIV/AIDS... Năm 2004, anh được UNICEF bổ nhiệm là đại sứ thiện chí và với vai trò này, tháng 4/2005, anh có chuyến thăm tới Việt Nam.

Với những đóng góp lớn lao cho nền điện ảnh thế giới, ngày 4/10/2002, Jackie Chan đã được ghi danh tại "Đại lộ danh vọng" ở Hollywood.

* Thành Long - ngôi sao hào phóng nhất thế giới :

Tạp chí Forbes xếp tài tử điện ảnh Hong Kong ngang hàng với những tên tuổi lớn của ngành giải trí như Bono, Oprah Winfrey và Angelina Jolie. Thành Long đã lập quỹ từ thiện mang tên mình, tặng 64.000 USD cho UNICEF để trợ giúp nạn nhân sóng thần ở châu Á và hiến 100.000 USD cho người vô gia cư ở Los Angeles (Mỹ).

Gần đây nhất, quỹ Jackie Chan Charitable Foundation đã nhận được 20.000 USD do tài tử Tom Cruise đóng góp. Thành Long tuyên bố sẽ tặng món tiền này cho 10 sinh viên của Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hong Kong.

Forbes bỏ trống vị trí thứ 10 trong danh sách "Sao hào phóng" năm nay. Tạp chí này cũng đặt các ngôi sao ngang hàng nhau, chứ không xếp hạng. Ngoài Thành Long, Bono, Oprah và Angie, các diễn viên Nicholas Cage, Sandra Bullock, đạo diễn Steven Spielberg, các ca sĩ Celine Dion, Paul McCartney và Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger cũng được tôn vinh.

(theo baprang)

https://ngoisao.forum-viet.com

ngoisao


Admin

Khi Thành Long bước vào tuổi thiếu niên, thì Lý Tiểu Long đã thành một tượng đài võ thuật trên màn bạc. Tất cả những người học võ ở Châu Á thời ấy đều muốn trở thành Lý Tiểu Long thứ hai, đều muốn được thọ giáo huyền thoại này, nhưng Thành Long thì không.

Những ngày gian khổ tại Học viện Kịch nghệ Trung Quốc chưa qua đi thì Thành Long lại đón nhận một cú sốc: Hai bố mẹ anh đoàn tụ bên Australia và để lại con một mình học tập tại trường. Lúc đầu, Thành Long tức giận vì bị bỏ rơi nhưng rồi cũng dần quen với điều đó.

1.500 cú đấm đá mỗi ngày

Anh miệt mài luyện tập ở ngôi trường này. Ngày nào cũng vậy, trung bình anh phải tung ra khoảng 1.000 cú thôi sơn và 500 cú đá trong mỗi buổi tập.
Thành Long đã cố tình né Lý Tiểu Long
Việc đấm đá liên miên trong trường Kịch nghệ đã tạo nền cho cho Thành Long tung hoành trên màn ảnh. Ảnh: Corbis.

Về khoản này, anh luôn nổi trội hơn so với các bạn. Khả năng diễn xuất ca hát của anh cũng ngang ngửa với khả năng kung fu và nhào lộn. Do đó, anh được chọn vào nhóm chuyên đi diễn Kinh kịch.

Thế nhưng, thời điểm đó, Kinh kịch đang chết dần chết mòn. Ngược lại, các bộ phim kung fu lại đang nổi lên như diều gặp gió.

Ngay lập tức, Thành Long cùng rất nhiều bạn học đã được thuê để đi đóng các cảnh hành động nguy hiểm.

Khổ nỗi, thầy giáo của anh lại thường vơ trọn số tiền mà các học viên kiếm được, để Thành Long và các bạn lúc nào túi cũng rỗng tuếch.

Nhưng chính cảnh nghèo khốn lại khiến Thành Long hiểu tình cảnh của bố mẹ hơn.

Hợp đồng của Thành Long kết thúc khi anh 17 tuổi. Cha anh khi đó gọi điện bảo anh sang Úc. Nhưng Thành Long khăng khăng ở lại Hồng Kông và làm phim.

“Trong nhiều năm, tôi không nghĩ là tôi cần cha tôi hay mẹ tôi” Thành Long nhớ lại, “Rồi sau đó, tôi cần sự giúp đỡ và cha tôi đã đến.

Khi tôi rời khỏi trường, ông biết rằng tôi không có chốn nương thân. Cho nên, ông mua cho tôi một căn hộ. Ông rút hết tiền tiết kiệm trong 10 năm để mua nó”.

Ước mơ Túy quyền dang dở

Vào những năm 1980, Thành Long giới thiệu một thể loại phim mới, đó là các bộ phim đánh nhau có sử dụng võ thuật) trong đó, anh vừa làm một vận động viên, vừa là võ sư lại vừa làm người đóng các vai nguy hiểm.
Thành Long đã cố tình né Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long trở thành huyền thoại thì Thành Long mới ở tuổi thiếu niên. Ảnh: Corbis.

Anh nhớ lại: “Thời đó, ai cũng làm cùng một thể loại phim như Lý Tiểu Long. Cho nên, tôi phát triển một thể loại riêng cho mình.

Sau khi tôi tạo ra phong cách riêng trong các phim kung fu, ai cũng cóp lại của tôi cả. Tôi thích điều này vì nó buộc tôi phải sáng tạo hơn.

Trong 10 năm, tôi đã muốn làm một loạt phim Túy Quyền. Nhưng đó chính là một bộ phim vĩ đại mà tôi không bao giờ tự tin để làm được cả một chuỗi dài”.

“Túy Quyền”, “Xà hình điêu thủ”… đã đưa tên tuổi anh sáng chói tại châu Á. Người châu Á thì yêu sự chân thật của anh: đóng phim không cần người đóng thế, mặc dù phim có nhiều cảnh đánh đấm nhưng lại đậm phong cách hài hước qua diễn xuất tài tình.



Tại sao phim của Thành Long thường hài hước?

Từ đây, anh cũng bắt đầu với các phim bạo lực. Nhưng khi tiếng tăm ngày càng lớn thì Thành Long ngày càng "né" xa võ thuật truyền thống đã được Lý Tiểu Long đóng khuôn.

Anh hướng đến việc diễn hài. Anh thường nhăn mặt sau khi tung đấm hay đi lảo đảo trong trận đấu hoặc sau trận đấu. “Tôi rất thích làm cho mọi người cười. Khi tôi còn trẻ, tôi thường tự cười khi thầy giáo đấm tôi”.
Thành Long luôn hài hước trong phim. Ảnh: Corbis.

“Tôi không bao giờ muốn trở thành Lý Tiểu Long thứ hai”, Thành Long nói, “Tôi không muốn có nhiều người chết và nhiều máu chảy trong phim của tôi. Tôi có phong cách riêng.

Khi tôi trở nên nổi tiếng, tôi thấy rằng trẻ con đang học từ tôi. Cho nên, tôi sáng tạo các hành động giống với môn ballet. Và tôi đưa hài hước vào phim của mình”.

Những bộ phim võ thuật hài hước của anh đã khiến Thành Long trở thành một ngôi sao lớn tại châu Á. Nó cũng tạo cho anh cơ hội để gia nhập vào Hollywood. Nhưng chính thời kỳ này, một chặng đường chông gai mới lại bắt đầu.

Vũ thu phương
thu minh
ưng hoang phúc
han thai tu
khánh phương
đàm vinh hưng
lam trường
hồ ngọc hà
phương thanh
đan trường
lý tiểu long
thành long



Last edited by ngoisao on Fri Feb 24, 2012 7:18 pm; edited 1 time in total

https://ngoisao.forum-viet.com

ngoisao


Admin

“Tôi ghét bạo lực”, Jackie Chan nói, “Trong các phim tôi đóng, tôi muốn cho mọi người hâm mộ thấy rằng tôi yêu hành động nhưng không phải là bạo lực”.
Còn ở ngoài đời, mặc dù là một cao thủ võ lâm chính hiệu nhưng chưa bao giờ, Thành Long tỏ ra khoe khoang khả năng võ nghệ của mình. Chỉ có ba lần anh phải trình diễn tài nghệ võ lâm của mình, mà mục đích duy nhất chỉ là tự vệ. Hãy nghe anh kể lại.

Lần 1: Muốn hạ gục vua Kung fu

Tôi gặp một trục trặc nhỏ đầu tiên khi tôi tới Detroit, Michigan.

Khi tôi bước đến khi phố trung tâm thì tôi nhìn thấy một tấm băng rôn viết rằng: “Jackie Chan – Vua Kung-fu”.

Băng rôn này treo ngay trên cửa chính của Tòa thị chính thành phố.

Tôi ngay lập tức cảm thấy một không khí nặng nề không lấy gì làm vui vẻ từ phía đám đông.

Rõ ràng, người ta cảm thấy “nuốt không trôi” những từ ngữ trên tấm băng rôn kia.

Đúng như tôi dự đoán, điều phiền phức đã đến. Khi cuộc phỏng vấn của tôi sắp kết thúc, tôi được yêu cầu biểu diễn vài chiêu Kung-fu cho mọi người xem.
Thành Long và 3 lần phải chiến kungfu ngoài đời
Thành Long trong phim "Vua kung fu".

Lúc đó, một gã nhảy tót lên sân khấu và thét to: “Jackie Chan, mày sẽ làm gì nếu có người tấn công mày?”.

Gã này không cao lắm nhưng trông người khá đô con. Nhìn cách gã ta ăn mặc và hành xử, anh ta có vẻ như muốn nổi danh bằng việc hạ gục tôi.

Trong khi tôi đang tập trung thì tôi cũng thăm dò luôn cả phản ứng của những người có trách nhiệm trong Tòa thị chính.

Nhưng họ chẳng hề có phản ứng gì cả, họ muốn xem cuộc đấu. Vậy là tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bình tĩnh và sẵn sàng “nghênh chiến”.

Gã ta bắt đầu di chuyển vào tung đòn đấm trông rất hung tợn.

Tuy nhiên, chân trái của tôi đã quét trọn đôi chân của gã.

Gã kêu to một tiếng rồi ngã lộn khỏi sân khấu. Lúc này, phái đoàn đi cùng với tôi mới túm tụm lại quanh tôi.

Lần 2: Biến buổi đóng phim thành cuộc đánh lén

Tại một nhà ga ở Cincinnati, Ohio, lúc đó tôi đang biểu diễn kĩ thuật để tự thoát khỏi đối thủ khi bị siết cổ từ phía sau.

Người bạn diễn của tôi là một gã đàn ông cao khoảng 6 foot.
Trên phim, anh đánh nhau liên tục, nhưng ngoài đời, anh ghét dùng nắm đấm.

Nhưng không giống như các lần tập luyện trước, lần này, khi đối diện với chiếc camera, anh ta ghì và siết chặt lấy cổ tôi bằng tất cả sức mạnh của mình và tôi cảm thấy mình sắp ngộp thở đến nơi rồi.

Tôi biết tôi cần phải làm gì. Trước tiên, tôi thúc một cú cùi trỏ thật mạnh vào mạng sườn của anh ta và anh ta phải giãn người ra.

Rồi sau đó, tôi xoay ngược người lại và bằng đôi tay đang ở trên lưng anh ta, tôi kéo mạnh về phía sau rồi lộn cả người anh ta đúng thành một vòng tròn.

Thực sự là một cú ra đòn khủng khiếp. Cả khối thịt nặng đến 200 pound ngã vật ngay trước mặt tôi và đo ván trong một thời gian dài.



Lần 3: Lời thách đấu trong bữa tiệc

Tại một bữa tiệc chào mừng tại Portland, Oregon, một gã đàn ông lân la đến gần chỗ tôi và thách tôi đấu tay bo với hắn.

Vì tôi đang là khách mời của bữa tiệc đó nên tôi đã từ chối lời thách thức của hắn ta.
Thành Long đôi khi có "múa may" tí chút ngoài đời, nhưng chỉ là để... chụp ảnh. Ảnh: Corbis

Tên này tỏ ra khá láu cá. Hắn vờ như tỏ ý thất vọng và muốn bắt tay để chào tạm biệt tôi.

Khi tay hắn và tay tôi chạm nhau, tôi biết ngay là hắn giở trò. Hắn lập tức xiết chặt lấy tay tôi và tôi hiểu rằng mình đã mắc bẫy.

Ngay tức khắc, tôi di chuyển chân về tư thế phòng thủ. Thực sự là tên này xiết rất khỏe. Tôi kẹp chặt các gân tay của hắn ta để làm giảm sự lưu thông máu của hắn.

Đương nhiên là lực tay của hắn dần dần trở nên yếu đi hẳn.

Trong khi tôi định bỏ tay ra thì tôi thấy hắn ta đang chuẩn bị tung cú đấm trái tay. Tôi ngay lập tức tóm lấy nắm đấm của anh ta và chế ngự hông của hắn ta. Lúc này hắn như một tên hề, không thể nào cựa quạy được, dù là một chút.

https://ngoisao.forum-viet.com

ngoisao


Admin

Mỗi khi nhớ về tuổi thơ vô cùng tủi cực, Thành Long đều rất xúc động. Anh gọi đó là “những năm tháng ăn đòn”: làm rơi một hạt gạo cũng bị đánh tới tấp bằng roi mây. Sau loạt bài về vua võ thuật Lý Liên Kiệt, VTC News tiếp tục cung cấp tới độc giả những câu chuyện hay nhất về cuộc đời ông hoàng màn ảnh Thành Long .

Suýt bị đem bán khi vừa đẻ với giá 26 USD

Thành Long sinh ra tại Hong Kong vào ngày 7 tháng 4 năm 1954. Khi cậu sinh ra, bố mẹ của cậu là những người nhập cư mới đến Hồng Kông. Họ nghèo đến độ khi đi đẻ, trong túi họ rỗng tuếch.

Rủi thay, ca sinh của cậu bé là một ca đẻ khó và phải mổ. Vì thế, số tiền viện phí đội lên đến tận 200 USD, quá nhiều so với sức chịu đựng của bố mẹ cậu.

Không có tiền để trả, người cha đã tính đến việc bán cậu con trai cho vị bác sĩ người Anh với giá 26 USD để trả ơn và cũng vì họ không thể nuôi nổi con. Tuy nhiên, may mắn là bạn bè ông can thiệp kịp thời và gom tiền cho ông mượn để trả nợ.

Ngay cả tên mình cũng… “đi mượn”

Sau này, anh cười cười ôn lại chuyện xưa: “Vì tôi béo quá, to quá. Thế nên tôi được đặt cho cái tên cúng cơm là A-Puo có nghĩa là… đạn đại bác.
Cha tôi kiếm được công việc đầu bếp và mẹ tôi làm tạp vụ tại Đại sứ quán của Pháp tại Hồng Kông. Tôi hay khóc lắm và mẹ tôi thường phải bồng tôi ra ngoài phố đến tận nửa đêm để tôi không làm ai thức giấc”.

Lên sáu tuổi, cả nhà Thành Long đến Úc và giáo viên ở đó đọc xiên xẹo tên cậu thành Paul.

Nhưng chính cậu lại không thể phát âm tốt được từ Paul, cho nên cậu được gọi là Steve.

Một người bạn của cậu lại không thích tên là Steve nên thường giới thiệu cậu là Jack Chan. Cậu lại thêm vào đó chữ y vì theo cậu Jacky nghe hay hơn. Sau đó, đạo diễn Raymond Chow (Châu Văn Hoài) lại đổi tên cậu thành Jackie.
Ngày nào Thành Long cũng bị đánh đập
Ngay cả cái tên vang danh Jackie Chan cũng là tên bạn bè tự đặt cho anh.

Ăn tàu hũ 2 năm liền để lấy tiền trả nợ

Sau một năm ở Australia, Thành Long trở về Hồng Kông. Có người mách nước cho anh về Học viện Kịch nghệ Trung Quốc. Anh đã đến thăm và xin bằng được bố mẹ cho vào học trường này.

“Bố mẹ tôi khốn khó đến độ họ luôn phải chạy ăn cho tôi từng bữa một”, Thành Long nhớ lại.

“Cha tôi phải ăn tàu hũ trong hai năm trời để trả nợ cho bạn bè sau khi tôi sinh ra. Mẹ tôi thì ngày nào cũng chở một thùng nước nóng đến trường cho tôi tắm khỏi lạnh. Họ nghĩ rằng họ đang tạo cho tôi một cuộc sống tốt hơn, cho nên đã đồng ý cho tôi vào trường này. Vì điều đó, tôi luôn nỗ lực để cha mẹ tôi tự hào”.

Học viện này là một nơi đào tạo kinh kịch kinh điển. Ở đây, Thành Long, khi đó mới 7 tuổi bắt đầu học Kungfu, nhào lộn, diễn xuất,

https://ngoisao.forum-viet.com

Sponsored content



Back to top  Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum